Charles Pitts có tài khoản Facebook, MySpace, Twitter, quản lý một diễn đàn trực tuyến, đọc báo điện tử hàng ngày, thường xuyên e-mail cho bạn bè và đang sống dưới gầm cầu.Đầu tháng này, video về một người ăn mày ở Trung Quốc say sưa chơi game trên iPad đã gây xôn xao cộng đồng mạng và một số người cho rằng đây là chiêu PR của Apple. Tuy nhiên, hình ảnh người vô gia cư sử dụng laptop, điện thoại không còn xa lạ ở các nước phương Tây.
Một vài năm trước, nhiều chuyên gia phân tích lo ngại thế giới số sẽ làm tăng khoảng cách xã hội giữa người có và không có cơ hội tiếp xúc với công nghệ và Internet. Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều người ăn mày vẫn kết nối với cả thế giới.
Charles Pitts. Ảnh: WSJ. |
Chẳng hạn ông Pitts, 38 tuổi ở San Francisco (Mỹ), trở thành người không nhà cách đây 3 năm. Ông lập một danh sách những địa điểm có thể sạc pin cho laptop như một quầy ăn nhanh ở ga tàu điện ngầm, các quán cafe...
Hoặc Skip Schreiber, 64 tuổi và là một triết học gia không chuyên, sống nay đây mai đó trong chiếc xe tải cũng rất sáng tạo khi luôn tắt tín hiệu Wi-Fi nếu không có nhu cầu sử dụng, đặt máy nơi thông thoáng, hạn chế xem video... để máy Mac của ông có thể hoạt động liên tục tới 16 tiếng.
Ông Skip Schreiber lang thang trên chiếc xe tải. Ảnh: WSJ. |
Máy tính ngày càng rẻ và nếu may mắn, người ta có thể mua một laptop chỉ với vài chục USD. Cùng sự phổ biến của kết nối Wi-Fi, hiện tượng "cái bang công nghệ cao" đang lan truyền từ Mỹ đến các nước châu Âu. Họ vẫn liên lạc với bạn bè, gia đình, thậm chí tham gia mạng xã hội và dành thời gian rỗi viết blog về cuộc sống hàng ngày ngay trên đường phố.
"Bóng ma đường phố Santa Fe" Daniel Goodreau, 50 tuổi, không giấy tờ tùy thân, không nghề nghiệp, không nhà cửa nhưng có một laptop hiệu Gateway. Máy tính giúp ông thực hiện một số nghiên cứu về dịch vụ nhóm online, tải phim và chat với người mẹ đang sống ở Baltimore. Goodreau kết nối với khoảng 100 bạn bè trên Facebook và nhiều người còn không biết ông là kẻ ăn mày.
Daniel Goodreau sử dụng sóng Wi-Fi từ thư viện để làm việc, theo dõi thời tiết và buôn chuyện trên Facebook. Ảnh: The New Mexican. |
Ngoài ra, Goodreau cũng hay tới thư viện Santa Fe Public Library, nơi cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng máy tính dưới 60 phút. Tim Greer, một quản lý ở đây, cho biết họ không thể thống kê bao nhiêu người vô gia cư ra vào mỗi ngày.
Giữa tháng 10, một người tự nhận là "ăn mày có phong cách" ở Paris (Pháp) cũng lên mạng chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình. Công cụ "kiếm cơm" của người này là một chiếc iPad và netbook MSI Wind u130. Ông rất rành các ứng dụng liên lạc như Skype, Google Voice, dùng laptop viết sách, xây dựng ứng dụng cho tablet và nhận xét: "Thật không đúng khi mọi người nghĩ 'vô gia cư' có nghĩa là 'điên, lôi thôi, bẩn thỉu'. Sở hữu laptop không còn khó nữa. Còn sở hữu nhà thì sao? Thử kiếm tiền mua nhà xem. Và nói cho tôi biết khi nào bạn đầu hàng".
Chân dung những 'cái bang' hi-tech
"Bóng ma đường phố Santa Fe" Daniel Goodreau. |
Charles Pitts cập nhật Facebook ở bất cứ đâu. |
Ăn mày chơi game trên iPad ở Trung Quốc. |
Hình ảnh nổi tiếng được chia sẻ trên trang Gizmodo. |
Ăn mày sử dụng Wi-Fi giữa phố. |
VnExpress
0 comments