Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)

Tin mới trong ngày


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Với xu thế chuyển từ điện thoại thường sang smartphone và sự ra đời của mạng 3G cuối năm 2009, người tiêu dùng trong nước đang chờ đợi sẽ sớm có những ứng dụng nội thiết thực với nhu cầu của họ.

Ngành công nghiệp phần mềm ứng dụng cho ĐTDĐ hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu lớn nhưng thực tế, đây chưa phải sân chơi của các sản phẩm "made in Việt Nam". Số lượng chương trình bản địa hiện có thể đếm trên đầu ngón tay trong khi số thuê bao đã lên đến hơn 100 triệu.

Lướt qua các diễn đàn chuyên về điện thoại, rất dễ nhận thấy thành viên phần lớn chia sẻ những phần mềm có xuất xứ từ nước ngoài với ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh (cũng có một số ứng dụng có giao diện tiếng Việt nhưng chỉ là bản Việt hoá).

Anh Nguyễn Minh Đức, thành viên trên nhiều diễn đàn như handheld, tinhte..., cho biết: "Tôi thường xuyên truy cập các forum chuyên về điện thoại để cập nhật phần mềm cho thiết bị của mình. Dù ủng hộ sản phẩm trong nước, hầu hết ứng dụng tôi quan tâm và sử dụng nhiều lại không phải của VN do nhu cầu và sự hữu ích đối với bản thân".

Một số cuộc thi lập trình game và ứng dụng di động như Mobile Labs, NextGen, VietGame, SamsungMobile Game... cũng đã được tổ chức. Tuy nhiên, sau khi kết thúc cuộc thi, các ứng dụng được đầu tư và thương mại hóa đa phần là nhóm sản phẩm từ điển, tra cứu, trong khi ứng dụng giải trí hoặc văn phòng gần như không có hoặc thiếu tính sáng tạo. Lý giải điều này, một cán bộ truyền thông của Viettel Telecom cho rằng các thí sinh vẫn chưa đầu tư đúng mức cho ý tưởng của mình, còn mức thưởng trong các cuộc thi chỉ mang tính phong trào, không tương xứng với sức cống hiến của thí sinh nên chưa tạo động lực sáng tạo.

Dù còn sơ khai, trong khoảng 1 năm gần đây, phần mềm được phát triển trong nước cũng đã có dấu hiệu khởi sắc. Chẳng hạn, các ứng dụng bản địa như Vichat, Ola, Vietmap, Lacviet từ điển, Lịch Phù Đổng, cổng thông tin dành cho ĐTDĐ… được nhiều cư dân mạng quan tâm, trao đổi cũng như đóng góp ý để phát triển. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng đang tiếp tục tổ chức các cuộc thi viết phần mềm trên điện thoại với kỳ vọng khuyến khích giới lập trình đầu tư, nghiên cứu để mang lại các sản phẩm mới lạ, có tính khả thi. Trong đó, Viettel là mạng di động đầu tiên nhảy vào lĩnh vực viết phần mềm với Cuộc thi viết ứng dụng, game cho điện thoại di động (kết thúc vào tháng 6/2010).

Viettel cũng tính đến chuyện cùng tác giả khai thác bản quyền thương mại cho các sản phẩm đoạt giải bởi theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc chiến lược Viettel Telecom, nếu không có sự kích thích về thương mại thì các phần mềm ứng dụng cho ĐTDĐ ở Việt Nam khó có thể phát triển đa dạng được.

Ông Nguyễn Hoà Bình, Tổng giám đốc công ty PeaceSoft, nhận xét: "ĐTDĐ là môi trường quan trọng trong thế giới số và các cuộc thi sẽ giúp tìm kiếm, phát hiện nhân tài. Nếu bắt kịp xu hướng chung, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được các phần mềm cho ĐTDĐ đáp ứng nhu cầu trong nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài".

Minh Hoàng-VnExpress

0 comments

Post a Comment

Liên Kết

Loading...
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tiện ích cho Mobile